Nghe nội dung Audio
Sinh con da trắng hồng nhờ ăn uống đúng cách ?
Dù sinh con gái hay con trai, mẹ đều mong con có một làn da trắng hồng, khỏe mạnh. Vì vậy mà những bí quyết chăm chút cho làn da của bé ngay từ trong bụng mẹ được rất nhiều mẹ “săn lùng”. Nhưng liệu lời đồn nào mới đúng?
Ăn gì để con khỏe mạnh, thông minh, trắng trẻo ngay từ trong bụng mẹ hay lựa chọn thực phẩm thế nào để phù hợp với bà bầu là nỗi lo thường trực của không ít các mẹ bầu . Các mẹ bầu không nên quá lo lắng hãy đọc hết bài sau đây để bổ trợ những kiến thức khi mang thai nhé. Tuy nhiên, ngoài chế độ dinh dưỡng, trí thông minh của trẻ còn phụ thuộc vào gen, sự giáo dục và học tập sau này.
Cơ thể mẹ cũng đang có những thay đổi để phù hợp với thai kỳ, trong khi đó bản thân người mẹ cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc thai kỳ của mình, đặc biệt là ở những người mẹ lần đầu tiên mang thai.
Vậy, trong ba tháng đầu bạn nên có những chú ý gì trong ăn uống, những thực phẩm nào tốt cho bạn và bé yêu của bạn trong thời gian này?
Yếu tố nào ảnh hưởng làn da con cưng?
Ngoài yếu tố di truyền, dinh dưỡng cũng góp một phần nhỏ vào màu sắc và chất lượng của làn da. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng với các em bé trong bụng mẹ. Theo các chuyên gia, những gì mẹ bầu ăn trong thai kỳ hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến làn da của thai nhi. Ngay từ lúc “gặp gỡ” giữa trứng và tinh trùng, màu da của bé đã được định đoạt, cũng tương tự như giới tính thai nhi hay màu mắt của bé.
Thực tế, màu da của bé trắng hồng hay ngăm đen sẽ do mật độ hắc tố melanin có trong da quy định. Càng có nhiều melanin, da của bé càng sẫm màu. Số lượng melanin trong da lại bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Nghĩa là, nếu mẹ và ba có làn da sẫm màu, xác xuất bé cưng sinh ra có làn da trắng hồng sẽ rất thấp.
Di truyền ảnh hưởng màu da Màu da của bé sẽ bị quy định bởi gen của cả ba lẫn mẹ
Ăn gì để con da trắng: Mong ước “viển vông” của mẹ
Theo hầu hết các chuyên gia, bất kể mẹ bầu ăn gì cũng sẽ không ảnh hưởng đến làn da của trẻ. Tuy nhiên, vẫn không thiếu trường hợp mẹ bầu ăn theo kinh nghiệm dân gian và sinh con da trắng hồng. Chưa có nghiên cứu chính xác về những trường hợp này, nhưng bầu cũng có thể thử “vận may” của mình.
– Những loại quả mọng như dâu tây, cherry, việt quất, mâm xôi… chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giữ cho làn da sáng mịn
– Cà chua: Lycopene, chất chịu “trách nhiệm” cho màu đỏ tươi của cà chua có tác dụng bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, ngăn ngừa sự sản sinh hắc tố melanin
– Cam, chanh, bưởi… giàu vitamin C, vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, vừa giúp cải thiện làn da của bé cưng.
– Quả bơ: Giàu vitamin E và vitamin C, rất tốt cho quá trình sản xuất collagen của cơ thể. Đồng thời, hàm lượng chất béo trong bơ cũng khá cao, thích hợp để thêm thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối. Vì đây là giai đoạn da bé bắt đầu “căng phồng” chuẩn bị cho chuyến hành trình chào đời sắp tới.
– Cá: Giống như quả bơ, hàm lượng chất béo trong cá cũng cần thiết để sửa chữa màng tế bào và tăng khả năng đàn hồi của da.
Cải thiện làn da ngăm đen
Cha mẹ có làn da hơi đen, khi mang thai có thể ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin C. Vì vitamin C có tác dụng phòng chống sắc tố sạm đen của da, trẻ sau này cũng dễ có làn da mịn màng và trắng.
Mang thai nên ăn gì cho tốt để con thông minh, trắng trẻo từ trong bụng mẹ – phần 5
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C có cà chua, nho, quýt, bí đao, hành, tỏi, táo, lê…đặc biệt táo là loại quá tốt nhất. Táo chứa nhiều vitamin và chất chua thường xuyên ăn có thể tăng sắc màu cho màu, không những làm da trắng mịn mà còn bổ sung cho sản phụ thiếu máu.
Lưu ý dành cho mẹ
Melanin là tế bào giúp da chống lại những tác động của ánh nắng mặt trời. Càng tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, da càng sản sinh nhiều melanin, và càng trở nên sẫm màu hơn. Vì vậy, dù sinh con da trắng hồng, nhưng nếu thường xuyên để bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là ánh nắng gay gắt, làn da của bé vẫn có khả năng bị đen và tổn hại.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được tắm nắng để tăng cường bổ sung vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho con tắm nắng sáng sớm, khoảng 6-8 giờ sáng, khi ánh nắng còn nhẹ dịu. Từ 11h trưa đến 3 giờ chiều là thời điểm nắng “độc” nhất trong ngày. Nếu đưa bé ra ngoài vào lúc này, mẹ nên chú ý che chắn cho bé cẩn thận.