Những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh

Nghe nội dung Audio

Nhận biết những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh. Đôi khi trẻ sơ sinh có một chút bất thường và các ông bố, bà mẹ cần lưu tâm theo dõi để giải mã chúng. Một số điều hết sức bình thường, trong khi một số khác lại nói lên những vấn đề phức tạp đối với sức khỏe

Đầy bụng

Thông thường, bụng bé thường hay phình to sau mỗi lần bú no. Tuy vậy, giữa mỗi cữ bú, bụng bé khá mềm. Nếu bạn quan sát thấy bụng con hơi trương lên và cứng, đồng thời bé đã không đi tiêu vài ngày hay đang nôn trớ nhiều, hãy gọi bác sĩ. Đây có thể là triệu chứng của đầy hơi hay táo bón, nhưng cũng có thể là biểu hiện của một căn bệnh đường ruột nào đó.
Bị thương trong lúc sinh

nhung-van-de-thuong-gap-o-tre-so-sinh
Bé sơ sinh bị thương trong lúc đang chào đời cũng là một khả năng có thể xảy ra, đặc biệt là đối với những ca sinh kéo dài, sinh khó hay con to. Thông thường, bé sẽ mau chóng phục hồi. Tuy nhiên, một số trường hợp vết thương sẽ để lại ảnh hưởng lâu dài. Một trong những chấn thương thường gặp nhất là gãy xương đòn. Chấn thương này sẽ lành sau khoảng vài tuần khi được chăm sóc đúng cách. Yếu cơ là một tổn thương thường gặp khác.

Bé bị ho

Nếu bé uống quá nhanh hay thử uống nước lần đầu, ho là chuyện không tránh khỏi. Nhưng những cơn ho kiểu này sẽ chấm dứt khi bé điều chỉnh được bản thân với thói quen ăn uống. Vấn đề ho kéo dài có thể là do sữa mẹ về quá nhiều. Nếu bé thường xuyên bị sặc sữa hay ho thì mẹ nên tìm sự tư vấn y khoa. Có thể phổi và hệ tiêu hóa của bé đang gặp vấn đề.

nhung-van-de-thuong-gap-o-tre-so-sinh-2
Khi trẻ bị ho, chắc hẳn mẹ sẽ có ý định tìm một số loại thuốc đặc trị để làm dịu và cắt cơn ho cho con. Tuy nhiên, việc cho trẻ uống nhiều kháng sinh từ nhỏ không phải ý hay. Bạn có thể giúp bé bớt ho bằng những nguyên liệu rất đơn giản, không tốn kém và dễ dàng tìm thấy ngay trong nhà mình.

Khóc quá nhiều

Tất nhiên, trẻ sơ sinh nào cũng khóc rất nhiều. Nếu bé đã bú no, mặc quần áo khô và sạch mà vẫn không nín khóc, mẹ nên nhẹ nhàng ôm con và hát cho bé nghe. Nếu bé vẫn chưa thôi nức nở, hãy thử quấn con trong một tấm khăn.
Sau một thời gian, bạn sẽ quen với tiếng khóc của con và có thể phân biệt đâu là khóc do đói, khóc do đầy bụng… Nếu tiếng khóc của bé trở nên khác thường, đó là biểu hiện của cơn đau hay cảm giác khó chịu nào đó.

Khó ngủ

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều giấc ngủ ngắn và không sâu. Bé bú mẹ hoàn toàn sẽ ngủ giấc ngắn hơn bé bú bình vì mau đói hơn. Nếu bé ngủ ít nhưng vẫn bú bình thường, lên cân tốt, vui vẻ không quấy khóc thì không sao.
Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng, thường trẻ trong 3 tháng đầu sẽ ngủ từ 17 – 20 tiếng để đảm bảo cho sự phát triển giai đoạn này. Nếu trẻ khó ngủ kèm theo hay quấy khóc cũng không có vấn đề gì, đến 50% trẻ sơ sinh là hay như vậy.
Chừng nào kèm theo cả biểu hiện như: Hay lăn lộn, trăn trở khi ngủ, đổ nhiều mồ hôi, rụng tóc, thì đích thị là do trẻ thiếu Vitamin D. Chính là nguyên nhân khiến trẻ bị còi xương.

Vàng da

Bé sơ sinh nào cũng có thể mắc phải tình trạng vàng da. Tuy nhiên, đa phần đó là vàng da sinh lý. Khi lượng bilirubin trong máu được đào thải hết, bé sẽ không còn bị vàng da nữa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, lượng bilirubin cao có thể gây nguy hiểm cho bé. Các bé bị vàng da thường được điều trị bằng cách chiếu đèn.

Da bị rôm sẩy, Lác sữa (chàm sữa)

Do các hormone của mẹ vẫn còn trong cơ thể trẻ sơ sinh nên một số bé nổi mụn trong khoảng 2 tuần đến 3 tháng tuổi đầu đời. Hiện tượng này vô hại, không cần bôi thuốc gì trẻ cũng có thể tự hết. Chỉ cần nhẹ nhàng da mặt sạch cho bé bằng nước ấm có pha vài giọt Lactacid (dùng khăn mềm nhúng nước và lau nhẹ nhàng cho con ngày 2 – 3 lần)
Trẻ trong năm đầu rất hay bị lác sữa. Lác sữa đúng ra là không nên bôi thuốc, trẻ Bị lác sữa thường rất lâu hết, có khi hết rồi sẽ bị lại. Khi bé lớn dần sẽ tự động hết hẳn (con gai BKLN cũng đang bị mà MẸ có bôi xức Thuốc gì đâu ngoài kem giữ ẩm). Da trẻ rất mỏng manh, bôi xức gì càng mau hết càng độc hại, càng dể bị teo da, da trên mặt càng ảnh hưỡng nặng hơn.

Bạn có thể đọc thêm bài viết này để biết thêm về bệnh Lác sữa (chàm sữa)

Trẻ bị lác sữa chỉ nên mua kem, sữa, hay dầu dưỡng ẩm để thoa cho con ngay 2 lần để giúp giữ ẩm và làm mềm da cho con.
Lưu ý: Rất nhiều mẹ khi con bị lác sữa, mũi đốt, dị ứng da là ra nhà thuốc mua thuốc 7 MÀU (Silkron) về xức trị hăm cho con. Đây là thuốc có chứa hoạt chống viêm corticoid rất mạnh. Thuốc dùng lâu sẽ có nhiều tác dụng phụ như teo da, tăng nguy cơ nhiễm trùng và còn có thể gây ức chế trục đồi dưới- tuyến yên- thượng thận ở trẻ. Ngoài thuốc 7 màu còn rất nhiều thuốc bôi chứa chứa hoạt corticoid mà mẹ không biết cứ bôi xức vô tư cho con.

Bé đi ị nhiều lần trong ngày

Rất nhiều MẸ mới có con đầu lòng chưa có kinh nghiệm, suốt ngày cứ nhìn phân con rồi hoảng. Sáng nào cũng vào GoodMorning để thông báo hôm qua con đi ị mấy lần, mẹ hỏi “Sao con em đi ngày tới 5 – 7 lần vậy chị, Em có cần cho con uống thuốc không, em nghe hàng xóm nói đi mua men cho con uống có được không chị?”

Cứ MẸ nào mà hỏi vậy khi con chỉ mới có 1-2 tháng tuổi là BKLN đều kêu TRỜI trước để cảnh báo và trả lời thế này:
Nói theo chuyên môn thì trẻ sơ sinh (trong 3 tháng đầu) luôn đi ngoài nhiều, càng lẹt xẹt càng mau lớn. Tất nhiên là với điều kiện là con bú mẹ hòa toàn mà mẹ cũng không bị tiêu chảy, không ăn hải sản sống. Con đi nhiều nhưng không nôn trớ, trong phân không có máu, và không có dấu hiệu mệt mỏi, vẫn bú mẹ bình thường, không bỏ bú, thì cứ để con đi thoải mái. Càng lẹt xẹt càng mau lớn.

nhung-van-de-thuong-gap-o-tre-so-sinh-3

Chừng nào có 1 trong các dấu hiệu (tiêu chảy kèm theo nôn trớ nhiều lần trong ngày, trong phân có máu, trẻ mệt mỏi, bỏ bú, quấy khóc nhiều hơn bình thường) mới cần cho con đi khám.
Lưu ý: Trẻ trong 3 tháng đầu, không được tự ý mua thuốc chon con uống, cũng không nên cho con đi khám tại các phòng khám riêng mà nên đưa con đến bệnh viện để khám. Ngừa Bác sỹ trời ơi lại thành giao trứng cho ác.

Thông thường, sang tháng thứ 3 trẻ mới đi giảm lại, còn ngày 1-2 lần.
Trường hợp sang tháng thứ 4 mà con vẫn đi 4-5 lần trong ngày (mà vẫn không bị dấu hiệu nào như đã kể trên, con vẫn bú, ngủ và tăng cân tốt). MẸ cần xem lại chế độ ăn uống của mình thế nào? Có ăn nhiều cá và rau quá không? Giảm cá, giảm rau, giảm hoa quả lại chừng vài ngày coi con có giảm đi lại 1 vài lần không?

Nếu có thì mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn lại. Còn nếu đã chỉnh rồi mà con vẫn ị mỗi ngày nhiều như vậy thì MẸ có thể cho con uống BIOVITAL ngày 2 gói liên tục 1 tuần ngày, sau 1 tuần mà con đã giảm hẳn thì cho con uống BIOVITAL thêm 1 tuần nữa là ngưng.

Còn nếu uống BIOVITAL cả tuần rồi mà con vẫn đi ngày 4-5 lần, và vẫn bú ngủ tốt, tăng cân đều nghĩa là nhu động ruột ở con hoạt động nhiều nên ị nhiều hơn con người ta, chẳng cần lo lắng gì cả cũng kg cần tiếp tục uống BIOVITAL nửa vì không phải hệ tiêu hóa hoạt động kém.

Nhiều mẹ cứ vào báo phân con hôm nay lầy nhầy, lợn cợn hay có có màu xanh chứ không được màu vàng có sao không?
Phân có bữa đặc bữa nhầy là bình thường, vì mẹ có ăn ngày nào cũng giống nhau đâu? Ngoài ra, MẸ ăn gì thì nó vào sữa rồi con bú vào con sẽ đi ị như thế, hôm nào mà me thấy con đi 4 – 5 lần, phân lầy nhầy, lợn cợn hạt, thì mẹ xem lại thực đơn của mình, giảm ăn rau, ăn cá lại.

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá:
5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *