Ngôn ngữ trẻ sơ sinh

Nghe nội dung Audio

Cách nhận biết ngôn ngữ trẻ sơ sinh qua các âm thanh của bé

Ngôn ngữ trẻ sơ sinh. Không phải khi bé biết nói thì mới có ngôn ngữ, điều đó khống đúng. Khi bắt đầu sinh ra bé đã có những ngôn ngữ thể hiện cảm súc của mình. Đối với những bà mẹ đã sinh con lần 2 hoặc lần 3 thì rất dễ dàng có thể hiểu được ngôn ngữ của bé nhà mình. Nhưng với các mẹ mới sinh con lần đầu thì không phải ai cũng có thế nhanh chóng bắt được những ngôn ngữ sơ sinh đó. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn những biểu hiện cảm xúc mà các bé hay sử dụng nhất.

Tiếng ré

Những âm thanh cao vút này khiến mẹ phải chú ý bất cứ lúc nào chúng được cất lên. Tiếng ré cho thấy bé đang phấn khích. Mẹ sẽ thấy khi chơi đùa bé thường tạo ra những âm thanh này. Tuy nhiên, nếu bé cứ ré lên liên tục thì bạn cần kiểm tra lại xem có điều gì khiến con không thoải mái. Chẳng hạn, khi bạn cắt móng tay và giữ chặt tay khiến bé không cử động được theo ý muốn, bé cũng sẽ ré lên.

ngon-ngu-tre-so-sinh-2

Để đáp lại con, bạn không cần phải ré lên mà có thể nói chuyện với ngữ điệu vui nhộn hay hát 1 vài câu hát lặp đi lặp lại. Bé chưa thể hiểu hết những gì bạn nói, nhưng bé nắm bắt được ngữ điệu và nét mặt của bạn.
Dùng từ ngữ để diễn tả những cảm giác của bé sẽ giúp bé không chỉ học được từ ngữ mà còn hiểu cảm giác của mình, hiểu được ngữ điệu của những cuộc nói chuyện.
Trẻ sơ sinh chưa biết nói nhưng có thể hiểu được sắc thái của từ ngữ và bắt chước cách phát âm của người lớn

Tiếng hậm hự

Thời điểm mà bạn thường nghe thấy âm thanh này nhất là khi bé đang “đi nặng”. Tuy nhiên, nó cũng vang lên vào những thời điểm khác như khi bé đang cố gắng thức dậy, khi bé buồn chán hay thất vọng về điều gì đó. Khi bé được 1 tuổi, tiếng hậm hự này chính là lúc con đưa ra yêu cầu. Bé có thể chỉ vào một vật và đưa ra những âm thanh hậm hự này để nhờ mẹ lấy giúp. Nếu bạn đáp lại, bé sẽ hiểu được rằng hành động đó cũng tương đương với ngôn ngữ.

Tiếng khóc là ngôn ngữ đầu tiên mà bé biết đến trước khi có thể diễn tả bằng lời hay cử chỉ. Theo chia sẻ của các bà mẹ và một số chuyên gia, tiếng khóc của bé có thể diễn đạt được 10 trạng thái khác nhau. Đôi khi chỉ một chút mất bình tĩnh đã có thể khiến mẹ bối rối trong việc phân biệt những ý…

Tiếng gầm gừ

Mặc dù âm thanh này không phổ biến lắm, nhưng nó cũng thường được bắt gặp ở những trẻ dưới 6 tháng. Ban đầu, nó chỉ là phản xạ nhưng sau đó bé có thể thích gầm gừ vì cảm giác được những âm thanh này trong cổ họng. Khi bé lớn lên, bé cũng dùng kiểu âm thanh gầm gừ này để “nói” rằng mình không hài lòng điều gì đó. Chẳng hạn, bé muốn ăn liên tục mà bạn lại đút không đủ nhanh.

Cười giòn

Từ khoảng 4 tháng, bé đã có thể làm bạn sửng sốt với những tràng cười dài và giòn giã. Ban đầu, đó có thể là cách bé đáp lại những kích thích trực tiếp lên làn da như khi bạn cù nhẹ vào người bé hay thổi vào tai con. Tuy nhiên, khi lớn hơn một chút, những tiếng cười của bé có thể phát ra vì bé cảm thấy một vật gì bên ngoài ngộ nghĩnh, chẳng hạn khi bố làm mặt xấu.

ngon-ngu-tre-so-sinh
Tròn 1 tuổi, có thể bé đã cầm nắm, đi đứng rất xịn, nhưng mẹ nên biết rằng khả năng quan sát và tập trung của bé cũng khá “người lớn” rồi đấy. Lúc này, nhu cầu chơi của bé tăng lên, bé rất dễ cảm thấy buồn chán và cáu kỉnh. Mẹ phải “dụ” thế nào để bé cưng bật cười đây?

Thở dài

Khi được vài tuần tuổi bé đã biết thở dài, không phải để sầu não về cuộc đời đâu. Thở dài là cách giúp bé thư giãn và giúp mẹ biết được trạng thái của bé. Bạn có thể đáp lại con bằng cách thở dài với cao độ lớn hơn và đợi một chút để bé bắt chước. Đây là một trò chơi tương tác rất vui giữa hai mẹ con đấy.

Đạp chân

Khi em bé của bạn đạp chân liên tục đi kèm với cặp mắt mở to và miệng mở rộng, đó là lúc trẻ cảm thấy thư giãn và hạnh phúc. Thông thường, trẻ sơ sinh hay đạp chân khi chúng tắm hoặc khi bạn đang chơi với trẻ.
Điều cần làm: Đừng rời trẻ khi trẻ đang tỉnh táo và muốn chơi đùa cùng mẹ. Hãy làm các bộ dạng ngộ nghĩnh, gọi tên bé, tiếp xúc da với bé, hát cho bé nghe… để trẻ cảm thấy vui vẻ hơn.

Cong lưng lên

Cong lưng lên là một trong những biểu hiện của việc trẻ bị đau người hoặc thấy khó chịu. Kinh nghiệm của các bà mẹ cũng cho biết hầu hết trẻ sơ sinh cong và uốn lưng khi đang bú, đó là dấu hiệu chúng bị ợ nóng.
Điều cần làm: Hãy giúp trẻ thư giãn hơn bằng việc dỗ dành trẻ, kiểm tra thân nhiệt của trẻ, kiểm tra tã bỉm và thay tã bỉm nếu cần. Tránh ép trẻ bú vì điều này có thể khiến trẻ khóc và quẫy đạp dữ dội hơn.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu với các bạn những biểu hiên mà các bé hay thể hiện nhiều nhất. Các mẹ hay chú ý quan sát nhé. Thực sự chỉ có những người mẹ mới hiểu bé yêu nhà mình nhiều nhất. Và hãy hiểu ngôn ngữ sơ sinh, hiểu ngôn ngữ của bé yêu nhé. Chúc các mẹ sẽ có thật nhiều niềm vui bên gia đình nhỏ bé.

5/5 - (2 bình chọn)

Đánh giá:
5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *